Những nguy hiểm từ bệnh cúm đối với thai phụ

Phụ nữ khi mang thai là đối tượng dễ bị lây nhiễm cúm và khi bị cúm thì thường nặng hơn phụ nữ bình thường, bởi vì cơ thể có sự giảm sút khả năng miễn dịch.
1. Bệnh cúm và bệnh cúm ở thai phụ

Bệnh cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, do virus gây ra, có tính lây truyền nhanh từ người này sang người khác. Đặc biệt, khí hậu nóng ẩm với sự thay đổi thời tiết thường xuyên nhất là lúc giao mùa ở Việt Nam là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
 
Bệnh cúm thường lành tính tiến triển trong vòng vài ngày và sẽ lui bệnh. Tuy nhiên, bệnh này lại đặc biệt nguy hiểm với thai nhi. Vì vậy, các bà mẹ khi mang thai thường rất băn khoăn, lo lắng trước căn bệnh nguy hiểm và dễ lây nhiễm này.
 
Bệnh cảm cúm là do các virus gây bệnh từ nước bọt, mũi và đờm của người bệnh thông qua không khí truyền sang người bình thường, tính lan truyền của nó rất mạnh dễ gây nên dịch.
 
Biểu hiện của cảm cúm thông thường là nhức đầu, sổ mũi, ngạt mũi, đau họng và đau người, lúc nóng, lúc lạnh, sốt tương đối cao, đau đầu, toàn thân nhức mỏi, thường thì sau khi hạ sốt sẽ có các triệu chứng như là ngạt mũi, chảy nước mũi, ho khiến cho thể lực của người bệnh tiêu hao lớn và hồi phục chậm.
 
benh cum thai phu
 
Nếu chỉ với các triệu chứng nhức đầu, sổ mũi, ngạt mũi, đau họng và đau người, thì đó là những triệu chứng nhẹ, ảnh hưởng không lớn đến thai nhi. Nhưng nếu nhiệt độ cơ thể cứ kéo dài ở 39 độ C thì phải thận trọng vì có thể nó sẽ gây dị tật ở thai nhi.
 
Phụ nữ khi mang thai là đối tượng dễ bị lây nhiễm cúm và khi bị cúm thì thường nặng hơn phụ nữ bình thường, bởi vì cơ thể có sự giảm sút khả năng miễn dịch. Do đó cúm càng nguy hiểm hơn, tỷ lệ tử vong cũng cao hơn. Trung bình một trường hợp bệnh cúm có thể kéo dài từ 3 - 4 ngày. Nhưng với phụ nữ mang thai có thể lâu hơn nhiều.
 
Một nguy cơ của cúm đó là bệnh có thể dẫn đến viêm phổi do virus. Vì phụ nữ mang thai có nhu cầu ôxy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi, do đó, viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn nhiều. Tuy nhiên các triệu chứng khác như sốt, ho khi bị cúm ở phụ nữ mang thai không nặng hơn ở những phụ nữ bình thường.
 
2. Ảnh hưởng của bệnh cúm tới thai nhi

Phụ nữ mang thai bị cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ. Một số trường hợp, phụ nữ mang thai bị cúm có thể làm tăng khả năng sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non trong những tháng cuối của thai kỳ.
 
Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai bị cúm có thể còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh nhẹ ở thai nhi như: sứt môi, hở hàm ếch... Tuy nhiên, hiếm khi có dị tật bẩm sinh nặng ở não.
 
di tat thai nhi
 
Cụ thể: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, down… Trong 3 tháng giữa thai kỳ, nếu người mẹ bị cúm thì não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương. Trong những tháng cuối của thai kỳ, cúm có thể làm tăng khả năng thai chết lưu hoặc đẻ non.
 
Đó là những nguy cơ con có thể mắc phải khi mẹ bị mắc cúm, nhưng đó không phải là điều chắc chắn. Tuy nhiên khi mang thai bạn cần chú ý giữ gìn sức khỏe, phòng tránh các bệnh dễ lây và dễ mắc, nên khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường ở thai nhi.

>> Tham khảo thêm nội dung:
Cách nhận biết và phòng bệnh sởi

Tin tức sự kiện