Trẻ biếng ăn

Hẳn là đã không ít lần, bạn phải trổ đủ "ngón nghề" mới cho bé ăn nổi vài thìa cơm hay mẩu thịt. Và chắc bạn từng tự hỏi tại sao con người ta ăn uống dễ dàng thế kia, còn con mình thì... Đừng lo, vẫn còn nhiều cách có thể làm bé hứng thú hơn với chuyện ăn uống.
TRẺ BIẾNG ĂN-GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC




Nếu con bạn ăn ít hơn những đứa trẻ khác, bạn đừng bận tâm. Nếu bé vẫn phát triển bình thường thì không có gì phải lo lắng. Con bạn hầu như không đói? Thật vậy! Với bản năng sinh tồn, bọn trẻ có thể chỉ ăn đúng cái và đúng lượng mà cơ thể chúng cần. Do đó, nên chấm dứt chế độ độc tài bên bàn ăn nhà bạn. Hãy để cho trẻ được quyết định nó sẽ ăn gì. Ngoài ra, dạ dày của trẻ nhỏ hơn của người lớn rất nhiều nên khẩu phần ăn của chúng nhiều nhất chỉ bằng một nửa của người lớn.
Chiến tranh bên bát ăn hay xảy ra nhất khi bé lên 2-3 tuổi và rất hiếm khi thực sự liên quan đến sự ăn uống. Trẻ ở tuổi này đã bắt đầu muốn khẳng định mình. Bé đã để ý thấy những gì nó làm, nó nói đều có tác động đến những người xung quanh. Giờ đây, bé muốn thử "tự vệ". Bạn hãy cố gắng đừng để lộ ra là bạn muốn bát ăn của bé phải sạch trơn. Dần dần rồi bé sẽ hiểu ra rằng nó ăn không chỉ để mẹ vui, mà còn để không bị đói.
Sự biếng ăn của trẻ đôi khi xuất phát từ những nguyên nhân khác. Thông thường khi nấu nướng, bạn chế biến món ăn theo khẩu vị của mình; nghĩa là bạn nấu món ăn mà chính bạn thích. Nhưng biết đâu, bé lại có khẩu vị hoàn toàn khác và cái món "chủ lực" của bạn thì bé lại ghét cay ghét đắng?  
Làm thế nào để trẻ thích ăn hay chí ít thì cũng không sợ ăn? 
1. Chỉ nên gợi ý cho bé ăn khi nó đã đói. Trẻ em thường chối bỏ thức ăn chẳng qua vì chúng chưa kịp đói. Thằng bé lười ăn của bạn hình như không bao giờ thấy đói? Cũng có thể do bạn đã không cho bé cơ hội ấy. Hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ăn. Hãy đợi để tự bé phải nhắc đến bữa ăn.  
2. Khi đã quan sát được lúc nào bé thường thấy đói, bạn hãy cho bé ăn vào những giờ cố định. Trẻ em thích cuộc sống điều độ.  
3. Hãy giảm số bữa ăn. Một đứa trẻ 3 tuổi thực sự không cần đến 5 bữa mỗi ngày. Giữa bữa sáng và bữa trưa, thay vì cho ăn cháo hay một lưng cơm, bạn hãy cho bé một quả chuối hay miếng đu đủ, có thể sau đó bé sẽ ăn trưa một cách ngon lành.  
4. Hãy giảm những bữa ăn vặt. Bạn thử xem liệu bé có hay ăn vặt không? Vài cái kẹo, một gói bim bim, tưởng như không là gì cả nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ.  
5. Hãy giảm khẩu phần ăn của bé. Một bát cơm đầy có ngọn quả không kích thích sự thèm ăn của bé chút nào. Trái lại là đằng khác - nó khiến trẻ sợ và ngán. Sẽ hoàn toàn khác nếu trước mặt bé là một miếng thịt nho nhỏ, một chút xíu cơm và vài thìa canh. Ngần này thì có thể ăn được. Mà ngần ấy cũng đủ để một đứa trẻ hai tuổi no bụng.
6. Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn. Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé món trứng đúc thịt, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi nó không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một khúc cá rán hay một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé cũng thử.  
7. Bạn hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành. Bên cạnh những búp súp lơ trắng là những cánh hoa cà rốt màu cam rực, bên cạnh những khúc đậu đũa xanh có cà chua đỏ... Một sáng kiến rất hay là món salad thập cẩm: cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột...  
8. Hãy để cho bé tự chọn. Trước khi nấu ăn, bạn hãy hỏi bé: "Con thích ăn gì nào?" và đưa ra một thực đơn mà bạn có thể làm để bé chọn. Có thể bé sẽ chẳng chọn gì cả, biết làm sao được! Nhưng cũng có thể bé sẽ thích một món nào đó.  
9. Hãy chấp nhận một số ý thích trái khoáy của bé. Nếu bé nhất định đòi uống sinh tố cà chua với cam, bạn đừng lấy đó làm điều bực mình, hãy làm cho bé. Đó chẳng qua là khẩu vị. Nếu bé chỉ thích bánh mì kẹp hình tam giác hay uống sữa bằng ống hút, bạn cứ chiều theo ý thích của bé, chắc chắn rồi đến lúc bé sẽ chán.  
10. Đừng ép bé ăn cái mà nó không thích. Thay vì thịt, bạn có thể cho bé ăn trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nếu bé sợ rau, thì thay vì bực bội, bạn hãy cho bé ăn thêm trái cây.  
11. Bạn đừng cố giấu những thứ bé không thích ăn vào các món ăn. Vì chắc chắn bé sẽ phát hiện ra và sẽ không chịu ăn gì nữa. Và nguy nhất là bạn đã làm nó ghét cái món mà đến nay nó vẫn thích.  
12. Bạn có thể dùng chiến thuật "bình mới rượu cũ". Thay vì cho bé ăn thịt với cơm, bạn kẹp thịt vào bánh mì. Bạn có thể cho canh vào cốc như một thứ đồ uống thay vì để ở bát như thường lệ. Bạn thử xay trái cây rồi cho vào ngăn đá cho đông sệt lại, có thể bé sẽ thích hơn?  
13. Chỉ có bé uống sau bữa ăn, chứ không để vừa ăn vừa uống, đặc biệt là trước bữa ăn. Nếu trước bữa ăn, dạ dày bé tẹo của bé đã được làm đầy bằng nước ngọt thì đương nhiên là suất ăn trưa không còn quyền cư trú trong đó nữa.  
14. Cứ để cho bé ăn lâu như nó thích. Việc bé nhẩn nha cả buổi trưa không có nghĩa là bé biếng ăn. Có thể việc tự ăn vẫn là quá khó đối với bé. Thậm chí cả khi bạn thấy bữa ăn dường như không bao giờ kết thúc, thì cũng đừng tỏ ra sốt ruột. Bé chỉ cần biết là bạn muốn nó kết thúc bữa ăn, nó sẽ đẩy bát cơm ra xa ngay. Vì điều đó dễ hơn so với việc xúc cơm cho vào miệng, rồi phải ngậm, nhai, nuốt!  
15. Các bạn hãy cùng ngồi ăn bên bàn ăn gia đình. Ngồi ăn một mình thật buồn chán. Nếu bố kể chuyện có một con chim đến làm tổ trong vườn nhà thế nào, mẹ thì kể một chuyện vui khi đi chợ... Thế là bé vừa ăn vừa dỏng tai nghe, quên khuấy cái bát cơm đáng ghét.  
16. Bạn đừng bón cho bé, hãy để nó tự ăn. Phần lớn trẻ 2-3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu mẹ để chúng tự ăn. Nếu mẹ cứ bón mãi, dần dần bé nhận thấy rằng ăn đúng là một việc khó chịu, chẳng khác gì gội đầu hay uống thuốc, cũng là mẹ làm cho bé. Hãy làm sao để bé thấy rằng được ăn là niềm vui, giống như chơi một trò chơi vậy.  
17. Bạn nên biết rằng "không" là một câu trả lời cần thiết. Không bao giờ ép bé ăn thêm thìa cơm cuối cùng. Nếu bé nói rằng nó đã no, hãy để bé đặt bát xuống, còn bạn không bình luận gì về chuyện đó.  
18. Hãy để bé cùng tham gia nấu nướng. Bé sẽ thấy rau muống mà bé tự tay nhặt, hay món thịt mà bé tự tay trộn gia vị sẽ ngon hơn rất nhiều.  
19. Bạn hãy quan tâm đến không khí của bữa ăn. Sự vội vã, lộn xộn, những xung khắc hàng ngày giữa bố và mẹ sẽ làm bé ăn mất ngon.  
20. Bé không nhất thiết phải ăn hết khẩu phần ngay một lúc. Bạn hãy thử chia nhỏ khẩu phần của bé, ví dụ bé có thể ăn bữa giữa buổi sau lúc đi dạo, hoặc một bát cháo nhỏ trước lúc bé ra sân chơi với các bạn. Có thể không khí trong lành sẽ khiến cho món thịt bò xào mà bé rất ghét trở nên ngon hơn.
Việc bổ sung thực phẩm chức năng có chứa LYSIN và Kẽm là giải pháp tối ưu luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích
(Theo Thế Giới Mới)
Eurpharton Kid: Giúp trẻ ham ăn - Chóng lớn - Phát triển toàn diện
                                                            
L – Lysin hydroclorid: là amino acid thiết yếu rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể, giúp cơ thể hấp thu và tăng cường Calci, ngăn sự bài tiết Calci ra khỏi cơ thể, tạo Collagen giúp quá trình tạo mô liên kết của da, xương, sụn.L – Lysin đóng vai trò quan trọng trong việc tạo xương, duy trì hệ miễn dịch, phát triển men tiêu hóa, kích thích ăn ngon và tạo cảm giác thèm ăn của trẻ. Ở trẻ em L – Lysin là một acid amin được đánh giá là không được cung cấp đầy đủ,luôn bị thiếu nên cần đặc biệt quan tâm và bổ sung cho trẻ.
Kẽm: Tăng hấp thu tổng hợp chất đạm, tăng cảm giác ăn ngon miệng nên rất quan trọng với trẻ. Trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ, vị thành niên, phụ nữ mang thai thường bị thiếu kẽm do nhu cầu kẻm tăng cao. Kẽm giúp ăn ngon miệng hơn, thiếu kẽm sẽ gây rối loạn sự chuyển hóa của tế bào vị giác,vì vậy trẻ thường không có cảm giác thèm ăn và hay biếng ăn. Kẽm giúp cơ thể chống mọi bệnh tật do thúc đẩy các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, làm nhanh lành vết thương, hạn chế bệnh tật ,đặc biệt quan trong vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Bổ sung kẽm giúp cải thiện chiều cao và làm tăng cân nhanh ở trẻ suy dinh dưỡng,tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ.

Sức khỏe của con trẻ luôn là nỗi lo lắng nhất mà mỗi chúng ta khi trở thành cha mẹ, phát triển về mặt thể chất là điều kiện cần để trẻ phát triển toàn diện, công ty Phap Au medipharm luôn trăn trở với điều đó, qua nhiều thời gian nghiên cứu, thử nghiệm sự phối hợp giữa Lysin và Kẽm, cũng như tác dụng hỗ trợ của các Vitamin A,D, và các Vitamin nhóm B, sản phẩm Eurpharton Kid  ra đời mang lại giải pháp hiệu quả giúp trẻ ham ăn, chóng lớn và phát triển toàn diện.
                                                                                 
Eurpharton Kid  Bổ sung lysin, kẽm, các vitamin cần thiết cho trẻ em; kích thích ăn ngon miệng, tăng cường chuyển hóa hấp thu các chất dinh dưỡng. Giúp trẻ em phát triển cơ thể khỏe mạnh.
Eurpharton Kid được pha chế dưới dạng siro, với vị ngọt thanh nhẹ và màu vàng chanh ưa mắt, sản phẩm tạo cảm giác ưa thích cho trẻ khi sử dụng, trong mỗi lọ 100ml đều có cốc nhựa phân chia liều dùng cho trẻ rất tiện lợi.
Eurpharton Kid được dùng cho trẻ em biếng ăn, gầy yếu, suy dinh dưỡng, người suy nhược cơ thể.
Nên uống Eurpharton Kid  trước bữa ăn sáng hoặc bữa ăn trưa. Trẻ em có thể hòa vào sữa cho bú.
Trẻ em từ 1 đến 6 tuổi: Uống 5 ml / lần / ngày.
Trẻ em từ 7 đến 9 tuổi: Uống 10 ml / lần / ngày.
Thành phần: Mỗi 10 ml có chứa:
Lysin HCL……………………………………………............…400 mg
Vitamin A…………………………………….......……......…….2000UI
Vitamin D……………………………………………............…...400UI
Vitamin B1……………………………………………...........….2,5 mg
Vitamin B2……………………………………………...........….2,5 mg
Vitamin PP………………………………………………...........…4 mg
Vitamin B6............................................................................3 mg
Vitamin B12........................................................................5 mcg
Kẽm sulphat........................................................................10 mg
Tá dược vđ...........................................................................10 ml
Bạn có thể tìm mua sản phẩm này tại các hiệu thuốc trên toàn quốc, để tìm hiểu thêm thông tin về sản phầm xin liên hệ:
   Bạn có thể tìm mua sản phẩm này tại các hiệu thuốc trên toàn quốc, để tìm hiểu thêm thông tin về sản phầm xin liên hệ:


CÔNG TY CỔ PHẦN Y DƯỢC PHÁP ÂU
Số 5 Lô 4B Khu đô thị Đền Lừ - Hoàng Mai – Hà Nội
   Hà nội: Tel:  04.36342523  Fax  04.36342522
   TPHCM: 08.62746954
Hoặc liên hệ trực tiếp với:
DS.Nguyễn Định ( Tel:01649451655 ) để được tư vấn cụ thể.
 

Tin tức sự kiện